Blog

Trùm Ảnh Hà Nội Xưa – Nét Đẹp Cổ Kính Của Thủ Đô Ngàn Năm

4126
Khám phá 36 phố phường Hà Nội

Hà Nội xưa mang vẻ đẹp như thế nào bạn đã bao giờ nghĩ về nó chưa? Cùng theo chân mình khám phá những địa điểm lưu giữ những nét đẹp của Hà Nội xưa qua bài viết này nhé!

Nét đẹp cổ kính của Hà Nội xưa
Nét đẹp cổ kính của Hà Nội xưa

Cùng thăm lại 36 phố phường của Hà Nội 

“Hà Nội 36 phố phường” là cụm từ vẫn thường nhiều người dùng cái tên để gọi các phố cổ Hà Nội. Biết bao nhiêu thế kỷ đã trôi qua, kinh thành Thăng Long ngày xưa đã đổi thành thủ đô Hà Nội với những nhịp sống hiện đại, phát triển tuy nhiên những dấu ấn một thời đã qua của trung tâm văn hóa vẫn còn hiện hữu trên từng nếp nhà, mái ngói của phố cổ.

Hà Nội 36 phố phường gắn với lịch sử phát triển hàng ngàn năm của mảnh đất kinh kì nghìn năm văn hiến

Mọi người chắc hẳn nghe rất nhiều về 36 phố phường Hà Nội nhưng chắc hẳn, ít người biết rằng mỗi con đường, mỗi góc phố Hà Nội xưa đều mang một ý nghĩa rất riêng, rất đời thường mà vô cùng sâu sắc.

Hà Nội 36 phố phường ngày xưa thường được gọi là Kẻ Chợ. Đây là cách gọi những nơi tập trung buôn bán ở thời kỳ phong kiến

Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt tên những con phố là: Hàng Đào, Hàng Muối, Hàng Cót hay Hàng Nón… mà những con phố này đều được đặt tên theo nghề làm ăn của con người hàng phố nơi đó cho dễ nhớ, dễ thuộc và khi nhắc đến tên những con phố ấy, chúng ta như cảm nhận được nhịp sống thân thương, quen thuộc trên từng góc con phố nhỏ.

Khám phá 36 phố phường Hà Nội
Khám phá 36 phố phường Hà Nội

Trải qua những tháng năm thăng trầm của lịch sử cùng với sự phát triển đi lên các giai đoạn của đất nước, phố cổ ngày nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng, có rất nhiều khách du lịch tìm đến đây.

Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu đã được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1076 đời vua Lý Nhân Tông xây dựng thêm trường Quốc Tử Giám phía sau Văn Miếu. Nó có tên là trường có tên là Quốc Tử Giám là bởi ban đầu khi mới xây dựng, trường dành để dạy học cho các con vua và con của các bậc đại thần quyền quý trong triều. Mãi đến sau này dưới thời nhà Trần vua Trần Thái Tông mới cho mở rộng Quốc Tử Giám và cho tiếp nhận con cái dân thường có học lực loại xuất sắc vào đây học tập.

Văn miếu Quốc Tử Giám - Trường đại học đầu tiên của Việt Nam
Văn miếu Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Năm 1484, dưới đời vua Lê Thánh Tông, ông xuống chiếu cho dựng bia tiến sĩ nhằm tôn vinh các bậc hiền tài và làm gương cho hậu thế tiếp nối, noi theo.

Hiện nay, trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn lưu giữ 82 bia tiến sĩ, mỗi tấm bia được làm bằng đá khắc tên các vị thi đỗ các cấp như: Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Các bia đá được đặt trên lưng của rùa đá và là di vật quý nhất của khu di tích hiện.

Có vị trí đắc đạo nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của nước ta. Với hơn 1000 năm tuổi, nơi đây đã đào tạo ra biết bao thế hệ học trò, trong đó có rất nhiều bậc nhân tài và hiền tài đã cống hiến cho dân tộc.

Năm 1076, nhà Vua cho lập Quốc Tử Giám, “chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám học tập”

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được đặt ở phía nam kinh thành Thăng Long ( ở thời nhà Lý). Đây là tổ hợp quần thể gồm 2 di tích bao gồm: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp của Quốc Tử Giám là Chu Văn An – người thầy tiêu biểu có đức cao vọng trọng của nền giáo dục Việt Nam, quần thể di tích còn lại là Quốc Tử Giám – được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

 Bia tiến sĩ trong Văn Miếu
Bia tiến sĩ trong Văn Miếu

Và hơn thế nữa, Văn Miếu Quốc Tử Giám là đại diện cho truyền thống hiếu học ngàn đời của con người Việt nam. Đó cũng chính là lý do tại sao mà các sĩ tử đều tâm niệm rằng trước khi đi thi đến đây để sờ đầu rùa với mong muốn thi đạt được kết quả cao.

Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà Nội

Cầu Long biên – Biểu tượng cho lịch sử hào hùng của Việt Nam

Cầu Long Biên được thực dân Pháp bắt đầu thi công xây dựng vào năm 1899. Cầu Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên ở Việt Nam bắc ngang qua sông Hồng nối liền hai quận là: Hoàn Kiếm và Long Biên của thủ đô Hà Nội.

Long Biên là một trong 4 cây cầu dài nhất thế giới và nổi bật ở Viễn Đông ở TK 19

Nó đã hơn 100 năm sống cùng thủ đô, chứng kiến bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử dân tộc trong suốt thế kỷ XX. Nó đã chứng kiến biết bao nhiêu trận đánh hào hùng của quân đội và nhân dân Việt Nam. Cây cầu ấy đã trở thành huyền thoại, là biểu tượng lịch sử thiêng liêng, vô giá đối với mảnh đất và người dân Hà Nội.

Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Được hoàn thành vào năm 1902, hiện có tuổi đời hơn một thế kỷ, cầu Long Biên đã cùng biết bao thế hệ người dân Hà Nội vào sinh ra tử trong những cuộc chiến tranh tàn khốc của kháng chiến chống Mỹ và đánh thực dân Pháp đô hộ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, dù phải trải qua 2 trận chiến lớn với hơn 14 lần bị ném bom tuy nhiên cây cầu vẫn đứng sừng sững và hiên ngang như thể hiện cho sự trường tồn mãi mãi với dân tộc Việt Nam.

Địa chỉ: Nối Quận Hoàn Kiếm và Quận Long Biên

Khu chợ có tuổi đời hơn 1 thế kỷ – chợ Đồng Xuân 

Chợ Đồng Xuân được xem là khu chợ sầm uất và vui nhất trong các khu chợ xưa ở Thăng Long thời bấy giờ. Từ thời phong kiến nhà Nguyễn khu chợ đã xây dựng và tính đến nay chợ Đồng Xuân đã tồn tại hơn 100 năm tuổi. Chợ Đồng Xuân được xem là một trong những khu chợ có lịch sử lâu đời nhất ở Việt Nam.

Cảnh buôn bán ở chợ Đồng Xuân xưa khi khu chợ chưa được xây dựng hoàn thiện

Chợ là một trong những căn cứ địa đắc lực kháng chiến chống thực dân Pháp của Hà Thành. Sau ngày giải phóng thủ đô ngày 10/10/1954, chợ Đồng Xuân được cho xây dựng trở lại, trở thành ngôi chợ lớn nhất tại Hà Nội và ở khu vực phía Bắc. Thật không may vào năm 1994 một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra làm cho hầu hết những gian hàng trong chợ bị thiêu trụi. Đây được coi là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho tới tận thời điểm ngày nay. Sau vụ hỏa hoạn, chợ được thành phố Hà Nội cho thi công lại trên cơ sở bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc cổ ở khu vực mặt tiền chợ.

Cho Đồng Xuân - Khu chợ lớn nhất Hà Nội
Cho Đồng Xuân – Khu chợ lớn nhất Hà Nội

Nhà văn Băng Sơn đã có câu nói: “Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội”. Nơi đây không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thành mà  còn chính tại nơi đây chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần lâu đời của người dân hoàng thành Thăng Long xưa. Chợ Đồng Xuân trở thành một trong những điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi đặt chân tới Hà Nội.

Địa chỉ: Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà

Nhà hát lớn Hà Nội – Công trình kiến trúc đậm chất thiết kế Châu Âu

Vào năm 1901 đầu thế kỉ 20, nhằm phục vụ cho nhu cầu làm việc và giải trí của giới chức cầm quyền của bọn thực dân Pháp tại các thuộc địa mà chúng cai trị trong đó có Việt Nam, Pháp đã cho khởi công xây dựng nhiều tòa công sở và công trình kiến trúc tráng lệ và trong đó có Nhà hát Lớn Hà Nội. Công trình được làm theo mẫu nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng với có quy mô nhỏ hơn và những nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu tại đây.

Sau Thế chiến I, một tượng đài khá lớn được dựng trước nhà hát. Cũng như nhiều công trình kiến trúc và cả những loại hình văn hóa phi vật thể khác, Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành minh chứng cho một giai đoạn lịch sử của thành phố, thời kỳ mà các nền văn hóa giao thoa lẫn nhau.

Hai kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Harlay và Broyer là tác giả của bản thiết kế công trình này là và có lối kiến trúc mang đậm phong cách Châu Âu thời kì Phục Hưng.

Nhà hát lớn có phong cách thiết kế châu Âu giữa lòng Hà Nội
Nhà hát lớn có phong cách châu Âu giữa lòng Hà Nội

Ngay sau khi hoàn thành, Nhà hát Lớn đã đóng một vai trò quan trọng của thủ đô. Đây là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Hà Nội và là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát Lớn là nơi khai sinh và tôn vinh sân khấu kịch cùng với biểu diễn sân khấu Việt Nam và các loại hình nghệ thuật như: giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch và vũ kịch.

Không chỉ thế, nhà hát lớn Hà Nội còn là một địa điểm mang đậm những dấu ấn lịch sử. Nơi đây từng là nơi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam họp và thông qua Hiến pháp vào năm 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng như danh sách các thành viên chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam, Toàn quốc Kháng chiến Ủy viên Hội, Quốc gia Cố vấn đoàn.

Nội thất Nhà hát Lớn Hà Nội đầu thế kỷ 20. Công trình nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh… giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20.

Ra đời sau các nhà hát ở Sài Gòn và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc độc đáo nhất và trở thành một trong những hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thủ đô Hà Nội. 

Địa chỉ: 01- Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ga Hàng Cỏ – Nhà ga có tuổi đời hơn trăm năm tuổi 

Vào những năm đầu thế kỉ 19, ga Hàng Cỏ là một trong những công trình kiến trúc có một không hai ở thời bấy giờ. Bởi chẳng ai có thể tưởng tượng nổi ở trên cái chợ bồng bềnh có đầy bông lau trắng lại mọc lên một “lâu đài” đẹp đẽ và nguy nga đến thế. Và thế rồi tiếng còi đầu tiên đã được vang lên, những chuyến tàu chạy bằng đường sắt lần đầu tiên đã có mặt ở Hà Nội. Chính cái khoảnh khắc ấy đã trở thành một mốc son quan trọng và là sự mở đầu cho sự phát triển của ngành đường sắt Việt Nam trong tương lai.

Ga Hàng Cỏ - nhà ga đầu tiên của Việt Nam
Ga Hàng Cỏ – nhà ga đầu tiên của Việt Nam

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ga Hàng Cỏ không chỉ là cầu nối quan trọng giúp tiếp tế lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược… từ các  địa phương ra tiền tuyến. Đây còn là nơi xuất phát cho hàng trăm chuyến tàu đưa những con người yêu nước của thủ đô lên đường. Cũng chính tại nơi đây, bao bài ca hào hùng của đất nước đã vang lên, nơi những giọt nước mắt của sự chia ly đã rơi xuống, sự hứa hẹn ngày trở về. 

Sau ngày miền Nam được giải phóng thống nhất đất nước năm 1975 ga Hàng Cỏ đã được đổi tên thành ga Hà Nội và trở thành nhà ga vận chuyển hành khách lớn nhất của cả nước.

Đối với rất biết bao thế hệ người dân Hà Nội thì ga Hàng Cỏ đã trở thành một trong những miền ký ức sâu lắng và không bao giờ có thể quên. Đó có thể là những kỉ niệm vui cũng có thể đó lại là những kí ức đau buồn của người khác. Và tận sâu đáy lòng của mỗi người, ai cũng muốn giữ cho mình một ký ức đẹp, rất riêng và nhỏ bé ấy. Để rồi sau mỗi khi hoài niệm lại họ sẽ cảm thấy mình như đang được sống lại một thời tuổi trẻ với những năm tháng hào hùng của dân tộc Việt Nam. 

Đại chỉ: Quận Đống Đa, Hà Nội

Trên đây là một số địa điểm là biểu tượng cho vẻ đẹp của Hà Nội xưa. Hy vọng bài viết sẽ kích thích được trí tò mò, khám phá của bạn. Hãy thử một lần đặt chân đến những những nơi được xem là cái gì đó rất riêng của Hà Nội mà không một nơi nào có thể có được.

3 ( 2 bình chọn )

Hà Nội Top 10

https://hanoitop10.net
Hanoitop10.net là một trong những trang web đánh giá sản phẩm dịch vụ lớn nhất tại Hà Nội. Cam kết chân thực khách quan hướng tới lợi ích độc giả

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm