Blog

Thành Cổ Loa ⚡️ Khám Phá Lịch Sử & Di Tích Cổ Loa Hiện Nay

1303

Thành Cổ Loa một địa điểm gắn liền với bánh xe lịch sử của Hà Nội & Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi khám phá về địa chỉ này qua bài viết sau đây

Thành Cổ Loa ở đâu ?

Hiện nay, Di Tích Thành Cổ Loa tại Đông Anh Hà Nội. Bạn có thể xem đường đi tại đây

Vị trí thành Cổ Loa xưa

Theo wiki

Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam. Qua con sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam.

Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một bước ngoặt phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.

Cổ Loa thuộc triều đại nào ?

Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.

Thành Cổ Loa Gắn liền với nhà nước Âu Lạc và chuyện tình Mỵ Châu Trọng Thủy

Thành Cổ Loa xây dựng theo hình gì ?

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy dốc thẳng đứng, mặt trong thoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4–5 m, có chỗ cao đến 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.

  • Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6–12 m, chân rộng từ 20–30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.
  • Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có bốn cửa ở các hướng đông, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng.
  • Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3–4 m (có chỗ tới hơn 8 m).

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của nước ta”

Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành ngoại ở về phía tây nam và am. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có hình dáng như bàn tay xòe và với một nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào vòng hào của thành Nội.

Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo truyền thuyết,Thục Phán An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông hồng .

Ngắm nhìn di tích Thành Cổ Loa hiện nay

Trong những năm gần đây thành Cổ Loa bắt đầu khoác lên mình một diện mạo mới hơn. Các dự án quy hoạch và tu sửa thành Cổ Loa đang được phát triển thêm nhiều hơn. Một số dự án tu bổ tôn tạo trong khu vực Cổ Loa như: Am Mỵ Châu, đình Ngự triều di quy, đền An Dương Vương, đình-chùa Mạch Tràng, Giếng Ngọc, khảo cổ học Mắt Rồng, Bãi Mèn, Đồng Vông… cùng một số công trình giao thông đã hoàn thành như đường vào cửa Tây, cầu qua sông Hoàng, bãi để xe và một số hạng mục phụ

Đền Thục An Dương Vương được xây dựng năm 1687, đời vua Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là đền Thượng.
Giếng Trọng Thủy – Mỵ Châu nằm ngay cửa đền An Dương Vương.Cổng chính của đền An Dương Vương còn lưu giữ được gần như toàn bộ những nét kiến trúc xưa.
Nét kiến trúc cổ kính trong khu di tích Cổ Loa.
Tượng tướng Cao Lỗ, vị tướng giỏi dưới thời vua Thục Phán, ông là người sáng tạo ra nỏ Liên Châu (một loại nỏ bắt được nhiều mũi tên cùng lúc).
Mắt rồng gồm 2 giếng tròn nhỏ, nằm hai bên hông cửa chính bên ngoài đền thờ An Dương Vương.
Am thờ công chúa Mỵ Châu.
Du khách tham quan, khám phá di tích Cổ Loa.
Mặt bằng, mặt cắt hố khai quật thành ngoại năm 2012. Ảnh: Tư liệu
Gạch trang trí hình chim phượng bằng chất liệu đất nung được tìm thấy ở đền Thượng, niên đại từ thời Lê, thế kỷ XVII, XVIII.
Vò rượu men trắng, chất liệu gốm ở đền Thượng, niên đại từ thời Trần, thế kỷ XIII, XIV.
Mảnh đầu rồng bằng chất liệu đất nung được tìm thấy ở đền Thượng, niên đại từ thời Lê, thế kỷ XVII, XVIII.
Mô hình tái dựng nỏ Liên Châu, do tướng Cao Lỗ sáng tạo ra.
Những mũi tên đồng được tìm thấy, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm.
Lưỡi cày, chất liệu đồng, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm.
Lưỡi rìu, chất liệu đồng, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm.
Trống đồng Cổ Loa được phát hiện năm 1982 tại khu Mả Tre, thuộc Xóm Chợ, nằm phía tây nam Cửa Nam thành Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay trên 2000 năm.
Vòng tay phát hiện ở Cổ Loa, chất liệu bằng đá, có niên đại từ thế kỷ IV trước công nguyên.
Rìu đá phát hiện ở Bãi Mèn, Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay từ 3000 – 3500 năm.

Giá vé tham quan thành Cổ Loa

Loại Giá
Người lớn 10.000đ
Trẻ em Miễn phí

Trên đây là đôi nét kiến thức về thành Cổ Loa dành cho bạn đọc tìm hiểu. Tư liệu được tham khảo từ Báo Ảnh Việt Nam & Wiki

5 ( 1 bình chọn )

Hà Nội Top 10

https://hanoitop10.net
Hanoitop10.net là một trong những trang web đánh giá sản phẩm dịch vụ lớn nhất tại Hà Nội. Cam kết chân thực khách quan hướng tới lợi ích độc giả

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm