Blog

Top 5 Làng Nghề Truyền Thống Tại Hà Nội Nổi Tiếng Bậc Nhất

4278
Làng nghề truyền thống ở Hà Nội

Làng nghề Hà Nội đã không ít lần đi vào các trang văn, câu thơ. Hãy lập team bạn bè cùng khám phá top 5 làng nghề Hà Nội có tuổi đời trăm năm này nhé!

Sự hình thành và phát triển các làng nghề Hà Nội 

Trong số khoảng 5400 làng nghề ở Việt Nam và ở Hà Nội chiếm ⅓ với hơn 1350 làng nghề. Trong đó có hơn 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Hà Nội được xem là một thị trường giao lưu văn hóa các làng nghề trong và ngoài nước. Có thể nói Hà Nội là nơi lớn nhất bởi vì từ khi xưa là Hoàng Thành Thăng Long- trung tâm cả nước và đến bây giờ Thủ đô của cả nước.

Làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Làng nghề truyền thống ở Hà Nội

Tên tuổi các làng nghề như làng gốm Bát Tràng, Làng nón Chuông, làng lụa Vạn Phúc, làng sơn mài Hạ Thái, làng mây tre đan Phúc Vinh, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, làng quạt Chàng Sơn, làng rối nước Đào Thục, làng hoa Tây Tựu, làng thêu Quất Động… đã là những cái tên không còn xa lạ với người dân cả nước. Những ngôi làng này đã có tuổi đời hơn trăm năm và vẫn luôn giữ các bản sắc riêng của làng nghề, mang đậm nét văn hóa dân gian Việt Nam.

Các sản phẩm thủ công của các làng nghề Hà Nội rất  đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng tốt nên không chỉ người dân trong nước ưa chuộng mà các bạn bè quốc tế cũng rất thích. Đặc biệt các sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng hay làng cốm Mễ Trì… đã được công nhận là thương hiệu cấp quốc gia. Hiện nay, Hà Nội đang rất quan tâm tới chính sách phát triển làng nghề và có đề án bảo tồn làng nghề. Thúc đẩy đào tạo nghề, truyền nghề, ở những nơi chưa có nghề, có các chương trình khuyến công, hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất,..

Top 5 làng nghề Hà Nội có tuổi đời hơn trăm năm 

Làng Gốm Bát Tràng

Nguồn gốc của tên gọi Làng Gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lê. Là sự hội nhập giữa 5 dòng gốm trứ danh của làng Bồ Bát xứ Thanh và dòng họ Nguyễn ở tại mảnh đất Minh Tràng. Chính tại nơi đây đã phát triển thành địa điểm làng nghề truyền thống và nức tiếng Hà Nội.Năm dòng họ lớn bao gồm:Trần, Vương, Nguyễn, Lê và Phạm đã họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm có tay nghề cùng gia đình con cháu dời làng di trú về phía kinh thành Thăng Long sầm uất để lập nghiệp. Họ đã dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng và từ đó hình thành nên làng gốm Bát Tràng.

Những dòng họ vẫn giữ được nghề do tổ tiên truyền lại và họ cũng sở hữu nét đặc trưng riêng. Sản phẩm Gốm Sứ cũng từ ấy được biết tới nhiều hơn, xuất khẩu đi khắp cả nước cũng như trên toàn cầu. Bây giờ làng Gốm Bát Tràng chuyên cung ứng những loại Gốm Sứ có công năng khác nhau: đồ sử dụng sinh hoạt, đồ thờ cúng, các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ,…

Trang trí sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Trang trí sản phẩm gốm sứ Bát Tràng

Nếu bạn đến thăm quan làng gốm Bát Tràng hãy khám phá:

Tham quan Đình làng Bát Tràng: Đình làng nằm cạnh bến sông Hồng. Là  nơi những du khách đến Bát Tràng theo tuyến con đường sông sẽ dừng ở đây và đi bộ vào làng. Từ khu chợ của làng bạn hỏi con đường để ra  Đình Làng người dân ở đây sẽ nhiệt tình chỉ cho bạn.

Chơi Nặn gốm: Điều đặc biệt khi đến Làng Gốm Bát Tràng là bạn sẽ được chơi trò nặn gốm. Chủ nhà sẽ đưa cho bạn 1 cục đất to đùng, hơi ẩm một chút và cho bạn bàn xoay. Sau đó bạn đặt cục đất giữa bàn xoay và thỏa thích tạo hình cho cục đất tùy theo sở thích. Sau lúc nặn xong, bạn chuyển sang giai đoạn hong khô thành phẩm. Trong thời gian chờ đợi bạn có thể đi chơi các địa điểm khác hoặc nghỉ trưa. Sau 30 phút nung  bạn sẽ được trang trí cho sản phẩm. Và thành quả sẽ được thợ sơn phủ bóng bên ngoài để giữ cho sản phẩm được lâu bền hơn.

Đi dạo chợ Gốm Bát Tràng: từ cổng chợ, bạn sẽ thấy những đôi lục bình lớn bằng người thật, sống động như thật. Ngoài ra trong chợ bày bán rất nhiều gồm đa dạng về: chủng loại, màu sắc, kích thước…

Tham quan Nhà cổ Vạn Vân: Ngôi nhà nằm ở cuối làng gốm Bát Tràng. Ở đây trưng bày các sản phẩm cổ của làng Gốm Bát Tràng như lọ rồng, ấm men lam, bộ khuôn bản dập làm gốm,… Ở đây không chỉ lưu giữ cổ vật của làng, mà ngôi nhà này cũng là khối kiến trúc hết sức sáng tạo.

Các sản phẩm gốm sứ làng gốm Bát Tràng
Các sản phẩm gốm sứ làng gốm Bát Tràng

Địa chỉ: nằm ở Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội 

Làng lụa Vạn Phúc

Làng Lụa Vạn Phúc được coi là biểu tượng của vùng đất Hà Đông. Cổng làng được xây dựng theo kiến trúc đơn giản bằng gạch đỏ rất chắc chắn và vững chãi. Cổng làng chào đón du khách muôn phương đến Vạn Phúc vượt trội ngay trên trục đường Tố Hữu rất dễ nhận biết.Để có được một tấm lụa tơ tằm truyền thống, các nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn cũng như công sức. Bao gồm: kéo kén, guồng tơ, mắc cửi, nối cửi, dệt tơ, nhuộm tơ để cho ra một sản phẩm chất lượng. 

Một số địa điểm bạn nên tới tham quan khi tới đây: 

Chợ lụa Vạn Phúc là một nơi giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm lụa tới các du khách. Mỗi một cửa hàng đều cách bài trí riêng vô cùng độc đáo và điểm chung tại khu chợ đó là màu sắc luôn rực rỡ, tươi sáng. Các mẫu mã sản phẩm như: khăn, áo, quần, áo dài, các sản phẩm trang trí được làm từ lụa.

Chùa Vạn Phúc: Ở phía bên trái cổng làng Vạn Phúc, bạn sẽ thấy ngôi chùa Vạn Phúc cổ kính, ngôi chùa mang đậm kiến trúc đặc trưng của chùa ở miền Bắc với hình ảnh cây đa cổ thủ, giếng nước cùng cây cầu gỗ. Khi đến với làng Vạn Phúc người ta không chỉ được chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp của những dải lụa mềm mại nơi đây mà còn tận hưởng những giây phút yên bình tại chùa Vạn Phúc.

Tường bích họa: Con đường Bích họa để lại dấu ấn khó quên cho khách du lịch khi tới làng lụa Vạn Phúc. Bức tường được làm từ các bức tranh khổng lồ tái hiện lại những cảnh làng nghề xưa do người dân. Tường Bích họa đặt giữa trung tâm làng, phía trước là sân đình vừa thoáng mát, vừa yên bình.

Nét độc đáo gốm làng Bát Tràng
Nét độc đáo gốm làng Bát Tràng

Mách nhỏ dành cho bạn: Thời điểm thích hợp để bạn có thể đi đến du lịch làng lụa Vạn Phúc Hà Đông là vào tuần lễ văn hóa diễn ra vào khoảng giữa tháng 11 hằng năm hoặc buổi chiều tối của những ngày cuối tuần. 

Địa chỉ: Phường Vạn Phúc. Quận Hà Đông, Hà Nội

Làng nón Chuông 

Nón lá là một trong những hình ảnh biểu tượng cho hình ảnh cô gái Việt Nam duyên dáng, thướt tha với tà áo dài. Nón là vật dụng thân thuộc gắn liền với các bà, các mẹ dùng để che mưa và che nắng. Làm nón nổi tiếng thì chúng ta không thể không nhắc đến nón của Làng Chuông.

Nón làng Chuông nổi tiếng khắp Hà Nội
Nón làng Chuông nổi tiếng khắp Hà Nội

Theo như lời kể lại của các cụ trong làng cũng không biết nghề này đã bắt đầu có từ khi nào và ai là người đầu tiên đưa nghề về làng cũng không ai biết. Chỉ biết là rằng nó đã có từ rất lâu rồi.

Ban đầu nón làm ra chỉ bán cho các bà, các mẹ phục vụ cho việc đi chợ hay ra đồng. Sau này khi thấy đây là một vật dụng hữu ích, người dân làng trong làng đã bán ra các địa phương xung quanh. Từ đấy, trở nên nổi tiếng và  là sản phẩm tiến cúng cho hoàng hậu và các công chúa trong cung. 

Nguyên liệu làm nón chủ yếu từ lá cọ và lá lụi; mo nang làm từ tre hoặc nứa; khâu nón bằng móc và cước, dùng dây liếc cho vào cạp nón để giúp nón chắc chắn hơn, sợi luồn nhôi buộc quai nón, không thể thiếu giấy trang trí bên trong,… 

Hầu hết nón trong làng đều do phụ nữ trong làng thực hiện, những bàn tay khéo léo thoăn thoắt bện lá, làm khung như những bàn tay của nghệ nhân. Để đáp ứng với xu hướng thị trường, nón làng chuông cũng được cải cách về mẫu mã và được trang trí bắt mắt.

Các sản phẩm nón làng chuông
Các sản phẩm nón làng chuông

Làng Chuông khoác lên mình vẻ yên bình của một vùng quê xưa với những mảnh sân phơi đầy  nón trắng và các nguyên liệu làm nón. Khách du lịch rất thích thú khi thăm quan và được tận mắt thấy cách làm các sản phẩm nón ở đây.

Một số lưu ý khi bạn đến thăm làng nón Chuông:

  • Nón làng Chuông thường được họp vào các ngày: 4, 10, 14, 20, 24, 30 âm lịch hàng tháng. Chợ họp từ lúc sáng sớm và kết thúc sau vài giờ đồng hồ trong một buổi sáng
  • Đường đi tương đối nhiều ngã rẽ nên các bạn hãy quan sát bằng Google Map, tìm điểm được địa điểm là “chợ nón Chuông”.

Địa chỉ: Đường Làng Chuông, Phương Trung, Huyện Thanh Oai, Hà Nội

Làng mây tre đan Phú Vinh 

Mây tre đan là một trong những nghề thủ công truyền thống có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển ngành thủ công – mỹ nghệ nước ta. Làng nghề mây tre đan Phú Vinh thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ và đã tồn tại  từ lâu đời. Khi hỏi các bậc trưởng bối của làng về nghề mây tre đan từ đầu du nhập về làng thì họ đều không biết rõ. Thế nhưng họ nhớ rằng là nghề cha truyền con nối đã đến nay đã được 400 năm tuổi.

Làng khi xưa có tên là Phú Gia Trang, có một địa danh được gọi là bãi Cò Đậu vì có rất nhiều đàn cò đến đây kiếm ăn và được người dân trong lòng đọc lái đi thành Gò Đậu. Cò có một bộ lông trắng muốt, rụng nhau nên được người dân trong làng  xung quanh đem về tết thành nón, mũ tặng nhau rồi đem bán. Từ đó có càng nhiều người mua, họ tìm thêm các nguyên liệu khác như: cỏ lau, cỏ lác hay lên rừng tìm tre, mây, giang…về bện. Và từ đó nghề mây tre đan được hình thành.

Sản phẩm mây tre đan Phú Vinh
Sản phẩm mây tre đan Phú Vinh

Những sản phẩm mây tre đan của các nghệ nhân làng Phú Vinh được ví như là một tác phẩm nghệ thuật. Ở đó đòi hỏi tính sáng tạo, tỉ mỉ, khéo léo cùng sự kiên nhẫn của con người. 

Để sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều bước, từ khâu chọn mua nguyên liệu, xử lý nguyên liệu rồi đến chế tác sản phẩm. Công đoạn tiếp theo đó là đưa tre vào lò và dùng rơm, rạ hoặc lá tre để hun lấy màu. Sản phẩm có màu nâu tây hay nâu đen là tùy vào yêu cầu của khách hàng.

Bước vào công đoạn đóng đồ, những người thợ chính chọn nguyên vật liệu để cắt ra các mặt hàng sao cho phù hợp những sản phẩm. Màu sắc của sản phẩm có nhiều loại, có thể là từ màu tự nhiên của mây hun hay được sử dụng sơn PU để pha chế.

Hiện nay, mây được xem là nguyên liệu chính được sử dụng cho ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ chất lượng cao ở nước ta. Từ mây có thể tạo ra nhiều sản phẩm như bàn ghế, giỏ đựng hay những tác phẩm nghệ thuật trang trí,…Độ bền của mây trong điều kiện tốt có thể lên tới cả một thế kỷ và có giá thành khá đảm bảo. 

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh ngày nay đang bảo tồn được nghề truyền thống rất tốt. Các sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn đã được vào các thị trường khó tính như Pháp, Nhật, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha,… Nếu có dịp ghé thăm làng nghề Phú Vinh, đừng quên chọn cho gia đình mình những sản phẩm độc đáo, đẹp mắt ở đây.

Địa chỉ: Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội 

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu 

Ngoài việc làm đồng người dân làng Xà Cầu lại hăng say mang nghề hương đen truyền thống, thu tậu tái chế truất phế liệu và cơ sở vật chất phân phối. Người dân chung tay thi đua lao động xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 

Nét độc đáo của Hương đen Xà Cầu được làm từ than đen và nhựa trám. Sở hữu màu đen đặc thù và mùi thơm từ nhựa trám rừng nên khác hẳn những loại hương khác như: Hương trầm, hương quế, hương bài…

Hương đen Xà Cầu là hương thơm hoàn toàn bất chợt mang một mùi thơm mát dịu khác với hương khác. Đặc biệt hương vòng ở các vùng khác đều với màu vàng, riêng hương vòng của Xà Cầu mang màu đen đặc trưng. Vật liệu để khiến cho hương đen đều được làm từ nhựa trám trên rừng, than hoa lấy trong các cây rừng thảo mộc và sau đó được đem đi để làm hương.

Tăm hương Quảng Phú Cầu đẹp nao lòng du khách
Tăm hương Quảng Phú Cầu đẹp nao lòng du khách

Khi tới đây bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình làm hương chu đáo, sạch sẽ từ khâu vật liệu tới sơ chế rồi đóng gói:  

Trước hết là chẻ vầu hoặc tre và vót tăm đến nhuộm chân hương, khâu để đảm bảo chắc chắn cho phần thân.

Nhựa trám sau khi được làm sạch sẽ sẽ đem trộn với than thảo mộc tạo  thành hỗn hợp kết dính, dẻo mịn có tăm hương. 

Sau đó hương được phơi 1-2 ngày để làm cho khô và hòa quyện với mùi nắng, tạo nên hương thơm thuần khiết của trời đất.

Các sản phẩm tăm hương tại Quảng Phú Cầu được phân thành hai loại chính: tăm hương xuất khẩu và tăm hương nội địa.

Với tăm hương xuất khẩu ra các nước, nguyên liệu nhất thiết phải có  là cây vầu, bởi tính dễ cháy nhưng lại đọng tàn và không bị gãy. Loại tăm hương này thường được chẻ bằng máy để đảm bảo thân tăm hương có độ đều, tròn, bóng.

Tăm hương dùng trong nước sản xuất từ nứa, giá thành rẻ và sẽ được làm thủ công.

Địa chỉ: xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội

Trên đây là top 5 làng nghề Hà Nội có trăm năm tuổi mà bài viết giới thiệu. Mong rằng bạn sẽ tìm được địa điểm thăm quan thú vị nhé!

5 ( 1 bình chọn )

Hà Nội Top 10

https://hanoitop10.net
Hanoitop10.net là một trong những trang web đánh giá sản phẩm dịch vụ lớn nhất tại Hà Nội. Cam kết chân thực khách quan hướng tới lợi ích độc giả

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm